Cao tỏi nghệ là sản phẩm từ tỏi tươi lên men, gừng, mật ong, trần bì, sâm được cô đặc lại như thạch. Đây là thực phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, giúp tăng cường chức năng hệ hô hấp, bổ phế, long đờm,…
Không một thực phẩm nào có dược tính mạnh hơn tỏi. Hiệu quả bằng 1/5 penicillin , tỏi được dùng từ hơn 6000 năm trước ở Ai Cập, và sau đó trở thành khẩu phần ăn hàng ngày của các võ sỹ giác đấu La Mã, những chiến binh Viking, và là nguồn kháng sinh chính trong thế chiến thứ nhất. Không có ai ưa thích mùi tỏi, từ vị cay nồng đến mùi khó chịu lưu mãi trong hơi thở. Không có sản phẩm nào giữ nguyên sức mạnh của tỏi, mà có dư vị ngọt ngào, hơi thở nhẹ nhàng như Cao tỏi nghệ Lá Phổi Xanh – với thành phần chính gồm tỏi lên men sâu trong 60 ngày, nghệ, gừng, sâm, tảo biển, mật ong và các loại thảo dược khác. Sản phẩm được cụ ATTP Bộ Y Tế cấp phép từ năm 2018, có công dụng thanh lọc phổi, tăng cường chức năng hệ hô hấp, bổ phế, giảm ho, giúp dễ thở. Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, liều lượng sử dụng là một muỗng cafe mỗi ngày tạo cảm giác ngọt thanh như thạch, mát lạnh như kem, đến trẻ em cũng thích thú. Sử dụng đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường đề kháng, đánh bay covid.
Tỏi – kháng sinh từ thiên nhiên
Loại củ nhỏ bé này ngoài tác dụng làm gia vị cho các món ăn, còn có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. Từ xa xưa, con người đã dùng tỏi làm nguyên liệu để tạo ra những bài thuốc chữa trị nhiều loại bệnh rất hiệu nghiệm.
Đông y ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa chứng chướng bụng hoặc đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng”.
Ứng dụng trong cuộc sống
Trong các mộ cổ Ai Cập từ sáu ngàn năm về trước có những củ tỏi khô được ướp với các bộ xương. Các sách y học Ai Cập cổ đại có ghi hai mươi bài thuốc dùng tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược…
Công nhân xây dựng kim tự tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những võ sĩ giác đấu Hy Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn. Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm lương thực và để trị bệnh khi cần.
Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một vị thuốc có giá trị. Ông tổ nền y học phương Tây là Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã xem tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh dạ dày và loại trừ nước dư trong cơ thể.
Galen – một trong các danh y nổi tiếng sau Hippocrates – đã khen ngợi tỏi như môn thuốc trị được nhiều bệnh.
Theo Pedanius Dioscorides (một danh y Hy Lạp) thì tỏi giúp giọng nói trong trẻo, làm bớt ho và thông tắc nghẽn ở mạch máu. Tỏi còn làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da và chữa cả bệnh hói tóc.
Trong Chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã dùng tỏi để trị các bệnh nhiễm trùng. Họ gọi tỏi là thuốc kháng sinh. Các bác sĩ Anh cũng biết dùng tỏi để trị vết thương nhiễm độc trên chiến trường.
Khi có dịch cúm vào đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.
Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille. Trong trận dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, người ta hứa sẽ tha tội nếu chúng nói ra bí quyết không bị lây bệnh. Bốn tên đạo chích khai ra là suốt thời gian có dịch hạch đã ăn rất nhiều tỏi tươi!
Vào thời Trung cổ, khi đi vào những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang theo nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.
Các triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi:
– Celsus ngay từ thế kỷ thứ I đã khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.
– Virgil nhận ra tỏi làm tăng sức lực của nông dân.
– Aristophanes nhắc nhở các lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu ngoan cường hơn.
Dân Nga xưa kia có tập quán ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ được trường thọ. Dân Ukraina uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, giữ cho người trẻ lâu. Trẻ con Ý được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa các bệnh truyền nhiễm. Dân da đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai. Đặc biệt họ rất ít bị bệnh yết hầu vì dùng nhiều tỏi, mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp dễ dàng.
Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân để tỏi hút hết chất độc, đưa ra ngoài. Tổng thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng thống George Washington thì được cho thêm tỏi trong khẩu phần ăn.
Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ đã chữa bằng tỏi và thấy có tác dụng trong việc diệt trực khuẩn lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi đã giúp nhiều người không bị lây bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngừa bệnh cúm.
Ứng dụng trong y học
Qua nhiều nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm sử dụng thì tỏi có nhiều công dụng trị bệnh. Hai thành phần hóa học chính của tỏi là chất allicin và allinase, tồn tại riêng rẽ trong tế bào tỏi.
Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư (ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư thanh quản…). Nếu bệnh được phát hiện thì có thể điều trị sớm bằng cách ăn tỏi hàng ngày từ 5 đến 20g tỏi tươi tùy bệnh, đồng thời từ bỏ thuốc lá, bia rượu, thức ăn nhiều chất béo, các loại thịt đỏ.
Ăn càng nhiều tỏi càng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là kết quả nghiên cứu của các chuyên viên ở Đại học Western Ontario, Canada. Chính vì vậy mà dân Triều Tiên ăn rất nhiều tỏi và họ cũng ít bị mắc bệnh về tim. Tỏi còn giúp làm giảm LDL (cholesterol xấu) tăng HDL (cholesterol tốt), do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.
Mỗi ngày dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm từ tỏi sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp, chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não (tất nhiên cần thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói ở trên).
Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với tolbutamid – một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Dùng tỏi thường xuyên có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ ba đến mười năm kết hợp kiêng cữ cần thiết (từ bỏ thuốc lá, các chất ngọt từ đường, bia rượu, chất béo).
Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục – một nguy cơ của chứng đột quỵ và tai biến mạch máu não.
Các thầy thuốc xưa kia đều biết rằng tỏi làm máu loãng hơn. Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào do ăn nhiều tỏi mà làm cho máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường.
Tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất đi những vi sinh vật có lợi trong cơ thể.
Tỏi làm tăng tính miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
Tỏi dùng để chữa bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh là những biểu hiện của bệnh cúm nhờ chất allicin có trong tỏi. Y học dân gian nhiều nước chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.
Ngoài ra, tỏi cũng được dùng để trị bệnh hen suyễn và viêm phổi ở trẻ em.
Từ lâu, dân chúng tại nhiều nơi trên thế giới đã dùng tỏi như là một loại thuốc kháng sinh để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, viêm cuốn họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai…
Chất allicin có trong tỏi chưa chế biến có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài ra…
Trong thực tế, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì tất nhiên không thể dựa vào loại “kháng sinh thực vật” này.
Theo tuoitre.vn